Làm thế nào để bạn có thể lựa chọn bảng màu vải chuẩn nhất ? Đó là câu hỏi làm cho rất nhiều người tiêu dùng phải băn khoăn suy nghĩ mỗi khi lựa chọn vải. Thấu hiểu được điều đó ngày hôm nay xưởng vải thun Atlan sẽ hưỡng dẫn mọi người lựa chọn bảng màu vải cotton lạnh và các loại vải khác phù hợp nhất.
Trước khi lựa chọn được các loại bảng màu vải phù hợp thì chúng ta cần phải hiểu được về vải và phân loại chúng sau đó sẽ dựa theo từng nhóm vải để lựa chọn bảng màu vải cho phù hợp.
Cách phân biệt các loại vải
Vải kate là gì ?
Vải kate sọc là loại vải tổng hợp được kết hợp giữa sợi cotton và sợi Polyester. Đây là cùng là loại vải mà được rết nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Chúng có khả năng thấm hút tốt, vải không bị nhăn, có độ bền cao và đặc biệt không gây kích ứng với da, bề mặt vải căng và mịn, dễ dàng giặt ủi.
Vải Kate được sử dụng để may áo đồng phục, vỏ gối, đệm hay là rèm cửa…. Để nhận biết vải Kate chúng ta có thể sờ và vò vải nếu thấy vải không bị nhăn, cảm giác rất mịn và mát. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng lửa để đốt, khi đốt thì vải Kate có mùi nhựa cháy, tro nó sẽ bị khô thành cục.
Các loại vải Kate phổ biến
Vải Kate chia ra các loại vải như : Kate Mỹ, Kate sọc, Kate Silk, Kate Polin, Kate Ford, Kate Hàn Quốc,…
- Kate Mỹ : Giá thành của loại này tương đối cao, nhưng chất lượng rất tốt. Vải có sự pha trộn giữa nhiều màu khác nhau nên màu sắc rất đa dạng và bắt mắt. Loại này thường được sử dụng để may áo sơ mi, đồng phục công sở, các bữa tiệc….
- Kate Polin : Xét về độ dày thì Polin có độ dày khá cao. Dù vậy nhưng khả năng thấm hút của nó lại rất tốt do lượng cotton lớn. Nó chính là loại vải Kate có hàm lượng sợi bông tự nhiên lớn nhất trong các loại Kate đang có trên thị trường. Được sử dụng để may áo đồng phục văn phòng, đồng phục học sinh….
- Kate Silk : Nó được làm hoàn toàn từ sợi PE (Polyester), vì làm hoàn toàn tự sợi tổng hợp nên khả năng thấm hút của nó rất kém, bù lại thì vải ít nhăn, bền màu và có chất lượng cao. Được một số trường học sử dụng để may đồng phục học sinh và các doanh nghiệp sử dụng may đồng phục công nhân
- Vải Kate Ford : Vải có độ dày tương tự như Kate Polin và cũng giống vải Polin ở chỗ là có độ thấm hút tốt. Ford thì dễ bị xù lông hơn so với những loại khác.
- Vải Kate Sọc ( Kate caro) : Nếu bạn nào là một tín đồ của dòng vải sọc kẻ hoặc là vải caro thì không thể bỏ qua loại vải này. Chúng là một trong những loại vải đẹp nhất trong nhóm Kate, được xem là loại hàng cao cấp ở nhóm này. Rất được nhiều người ưa chuộng để may áo sơ mi cho văn phòng, công sở…
- Kate Hàn Quốc : Xét về chất lượng thì loại này tương đối thấp, vì nó rât dễ bị bay màu và độ bền của vải cũng không cao. Được sử dụng làm áo đồng phục cho công nhân là phổ biến nhất.
Bảng giá vải Kate các loại
Bạn có thể mua vải và lựa chọn bảng màu vải kate chuẩn nhất tại các khu chợ vải giá sỉ như Soái Kình Lâm, Tân Định hoặc là Kim Biên… Giá thông thường chỉ dao động từ 23,000 cho đến 30,000 VNĐ/1m2 vải.
Khi sử dụng vải Kate đặc biệt là khi giặt bạn nên lưu ý trước khi giặt nên ngâm vải trước từ 1 đến 2 tiếng trong nước không có bột giặt, nếu vải là màu trắng hoặc phần lớn màu trắng thì có thể sử dụng nước ấm để ngăn ngừa vải bị thâm kim hoặc vải bị ố vàng. Nên giặt mặt trong của vải để tránh bị xù lông.
Khi ủi quần áo vải kate thì nên ủi ở nhiệt độ vừa phải. Vì có thành phần nhựa nên sẽ dễ làm cho áo khi mặc có mùi khét gây khó chịu. Phơi đồ thì nên phơi ở nơi thoáng khí tránh ánh nắng trực tiếp. Làm như vậy sẽ làm cho áo bề hơn.
=>> Top 6 khu chợ vải giá sỉ tốt nhất tại Tp.HCM
Vải 100% Cotton là gì ?
Vải 100% Cotton là loại vải sợi tổng hợp được làm với thành phần chính là sợi bông được lấy từ cây bông sau đó đem về xử lý bằng các chất hóa học để đảm bảo độ bền của sợi nhưng vẫn giữ được toàn bộ đặc tính vốn có của sợi tự nhiên như :
- Thấm hút mồ hôi rất tốt.
- Chống bay màu, mài mòn cao.
- Rất dễ để nhuộm màu.
- Khó bị dính vết bẩn và nấm mốc.
> Tham khảo thêm bài viết: Sợi tổng hợp là gì ? Đặc điểm của vải dệt từ sợi tổng hợp.
Quy trình tạo ra sợi Cotton:
Bước 1: Thu mua bông tự nhiên từ người dân
Bước 2: Sơ chế sợi bông: Sau khi tách bông thì đem đi nấu ở trong lò hơi để loại bỏ các tạp chất trong bông tự nhiên như nito, Pectin, hoặc các axit hữu cơ.
Bước 3: Công đoạn kéo sơi: Khi được nấu thành chất lỏng thì bông được đem đi pha trộn với chất tạo liên kết để cho chất lỏng ở dạng dẻo. Sau đó sẽ đem đi kéo sợi.
Bước 4: Dệt thành vải Cotton: Các sợi được đặt ngang và dọc sau đó được kết lại với nhau tạo thành vải. Trong quá trình dệt người ta tiếp tục làm cho bề mặt vải trở nóng lên để sợi bông nở thêm làm tăng khả năng hút nước và hút màu khi nhuộm. Sau đó tẩy trắng để màu đạt như yêu cầu.
Bước 5: Nhuộm vải: Vải được đem đi nhuộm bằng thuốc nhuộc dành cho vải, Sau khi nhuộm xong sẽ đem vải đi giặt và xử lý nhiều lần để cho các hợp chất hoặc là vải vụn dính bám trôi đi hết.
Bước 6: Wash: Là công đoạn làm vải mềm mịn, tăng độ co giãn và tránh vải bị ra màu.
Vải Cotton thì có rất nhiều loại như: Cotton USA, Cotton Poly, Cotton Satin, Cotton lụa, Cotton Borip, Cotton pha Spandex, Nhung, Ai cập, 100%, CVC, TC… Phần lớn loại vải này được sử dụng để may quần áo như áo thun đồng phục, áo thun polo, áo đồng phục dành cho công sở…
Cách để nhận biết vải Cotton
- Sử dụng phương pháp giác quan: Vải cotton rất dễ bị nhăn nheo, vải rất mềm mại, min nhưng lại không bị rũ sờ vào không có cảm giác lạnh.
- Sử dụng phương pháp Hóa Học: Có thể dùng lửa để đốt khi cháy vải cotton sẽ có màu hồng, khói xám và không còn chất nhựa sau khi đốt xong.
Vải thun 65/35
Là loại vải được cấu thành từ hai thành phần chính là sợi bông chiếm 65% và sợi PE chiếm 35%. Vì vậy quy trình tạo ra loại vải này là sự kết hợp của việc tạo ra sợi tự nhiên và sợi tổng hợp. Bạn có thể xem thêm về sợi tổng hợp tại đây. Còn sợi bông tự nhiên thì mình đã trình bầy ở phía trên.
Quy trình sản xuất vải 65/35:
Sau khi có được sợi Cotton và sợi Polyester thì tạo chúng thành các sợi ngang và sợi dọc. Để số lượng sợi Cotton nhiều hơn 65% để khi dệt xong có thể tạo ra vải như yêu cầu. Sau khi dệt vải dong thì vải cũng được đem đi nhuộm và Wash để đảm bảo độ bề và sáng của vải. Do có sợi pha nilon nên cảm giác khi mặc loại áo từ vải này sẽ cảm thấy hơi nóng, ít hút ẩm và nhanh bị xù lông. Có hai loại vải thun 65/35 là tixi 2 chiều và tixi 4 chiều.
Cách lựa chọn bảng màu vải chuẩn nhất dựa theo chất liệu vải
Bảng màu vải dành cho vải Kate
Mỗi loại vải Kate lại có một bảng màu khác nhau vì thế Atlan sẽ cung cấp một số bảng màu vải phổ biến nhất tại Việt Nam để mọi người có thể tham khảo. Quý khách cần tìm hiểu thêm có thể liên hệ đến Hotline 0979 829 604 của Atlan để được tư vấn hỗ trợ.
Bảng màu vải cotton 100%
Hầu hết bảng màu các loại vải Cotton đều có màu sắc gần như tương tư nhau chỉ khác nhau một số màu nhất định. Khi lựa chọn màu sắc cần phải để ý đến cả chất lượng của vải xem vải có bị ra màu trong quá trình sử dụng hay không.
Bảng màu vải cotton thun lạnh 65/35
Vải thun lạnh 65/35 cũng là một phần của vải Cotton vì có tới 65% là vải cotton trong đó. Vì bảng màu vải của hai loại này cũng có rất nhiều màu tương tự như nhau. Chúng chỉ khác nhau về tính chất trong quá trình sử dụng. Vì có thêm 35% sợi tổng hợp nên khả năng thấm hút của vải không thể so với loại 100% làm từ sợi tự nhiên được.
Ngoài 3 bảng màu vải trên còn rất nhiều loại vải khác như bảng màu vải Voan, bảng màu vải chiffon, bảng màu vải lụa….Hi vọng với thông tin của từng loại vải mà xưởng may áo thun đồng phục Atlan cung cấp ở trên có thể giúp cho mọi người lựa chon được sản phẩm đúng như yêu cầu.
Một số câu hỏi thường gặp
1, Bảng màu vải Kate ?
=>> Với hơn 43 loại màu khác nhau bạn nên xem chi tiết trong phần hình ảnh của bài viết.
2, Bảng màu vải Cotton 100% ?
=>> Với rấy nhiều màu sắc khác nhau từ đỏ, xanh, làm, tràm, trím…. Bạn nên xem kỹ hơn trong bài viết.
3, Mua và xem vải ở đâu ?
=>> Bạn có thể đến các khu chợ vải giá sỉ của Sài Gòn như Gia Định, Phú Thọ Hòa, Lê Minh Xuân…