Với kỹ thuật nuôi tằm 2 giai đoạn hiện nay các doanh nghiệp nuôi tằm đang càng ngày triển khai những hướng phát triển có quy mô lớn. Vì vậy quy trình nuôi tằm lấy tơ cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ và chu đáo trong từng khâu từ việc chọn thức ăn đến giờ giấc ăn của chúng. Đối với nuôi tằm thì việc quan trọng đầu tiên là chọn giống tằm. Có 3 loại giống tằm : Giống tằm độc hệ, giống tằm đa hệ và giống tằm lưỡng hệ
Đa số các doanh nghiệp đều lựa chọn cho mình giống tằm lưỡng hệ vì nó có năng suất ổn định và việc chăm tằm nó cũng dễ dàng hơn các loại tằm khác. Tuy nhiên tùy vào từng khu vực và tùy vào thời tiết mà mỗi nơi sẽ chọn cho mình một giống tằm phù hợp để phát triển.
Lựa chọn thời vụ nuôi tằm
Đối với các tỉnh phía bắc có 3 vụ gồm : Vụ tằm xuân, vụ tằm hè và vụ tằm đông
- Vụ tằm xuân : từ dầu tháng 3 đến hết tháng 4 ,vụ này thường nuôi được khoảng 2 lứa
- Vụ tằm hè : từ cuối tháng tư dương lịch, vụ này thì nuôi được 3 lứa
- Vụ tằm thu : băng từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 11
Một năm như vậy sẽ nuôi được 7-8 lứa tằm.
Chuẩn bị những thứ cần thiết cho việc nuôi tằm
Nên sát trùng những nơi nuôi tằm để đảm bảo rằng tằm không bị nhiễm bệnh. Nuôi một vòng tằm cần từ 10-12 nia có đường kính 1m, giá để nia từ 8-10 nấc thang, 20-24 cái lưới thay phân, 5-6 né bắt tằm chín. Ngoài ra nhà nuôi cần 1 ẩm kế than đốt lò, vôi chấu chống ẩm và một số loại thuốc phòng và chữa bệnh để phục vụ cho việc nuôi tằm.
Nuôi tằm
Đây là khâu quan trọng nhất trong nghề nuôi tằm. Nó cho ra sản phẩm hàng hóa trực tiếp cho người dân và là nguyên liệu để sử dụng cho nghề ươm tơ dệt lụa. Để tạo ra được sợi tơ tằm thì bước đầu phải nuôi tằm khác với sợi tổng hợp bước đầu của nó chính là khai thác tài nguyên thiên nhiên gây ảnh hưởng đến môi trường sống.
Ấp trứng
Trứng tằm sau khi đẻ khoảng 9-10 ngày sẽ nở vì vậy nên ấp trứng ở điều kiện tự nhiên trong nhà. Nhiệt độ ấp trứng từ 25-27 độ C. Đối với mùa thu và mùa xuân thời tiết lạnh nên giữ chúng ở phòng ấm. Đối với mùa hè vì thời tiết nóng nực nên tráng để nóng trên 30 độ C, sẽ có nguy cơ trứng chết và ảnh hưởng đến quá trình ấp trứng, ấp không đều của tằm. Cung cấp độ ẩm từ 80-90%. Ánh sáng tự nhiên ngày sáng đêm tối.
Băng tằm
Là công việc cho tằm ăn đầu tiên khi tằm cắn vỏ trứng chui ra. Thời gian bằng tằm từ 8-10 giờ sáng đối với mùa đông còn đối với màu hè sẽ băng tằm sớm hơn từ 7-8 giờ sáng. Khi tằm nở tập trung thì thái đầu nhỏ bằng các sợi đều nhau sau đó rắc lên tờ trứng để từ 10-15 phút tằm bò lên ăn dâu tiến hành băng tằm.
Nếu trứng nở chưa hết thì băng lại. Thường trứng nở tập trung từ 1-2 ngày nhưng cũng có thể kéo dài tiws 3 ngày, ngày đầu nở vài con, ngày thứ 2 nở 60-65%, ngày tiếp theo nở số còn lại. Tuy nhiên trong nuôi tằm thường sử dụng hai loại trứng là trứng rời và trứng hộp, vì vậy cách băng tằm sẽ có khác nhau.
- Đối với trứng rời : khi tằm nở đều rắc dâu, lúc này tằm sẽ bò lên lá dâu, dùng lông gà quét tằm sang khay nuôi tằm khác để cho ăn bữa thứ 2.
- Đối với trứng hộp : Đổ trứng ra hộp giấy, đặt lên khay tằm, đến khi tằm nở đều rắc dâu cho tằm ăn,trước khi cho tằm ăn bữa thứ 2 chuyển dâu và tằm sang khay nuôi tằm để loại bỏ vỏ trứng.
Cho tằm ăn
Thức ăn chính của tằm là lá dâu nên, trong giai đoạn này thì cần hái lá dâu từ trên ngọn và lá dâu phải đảm bảo về độ sạch sẽ cũng như độ tươi của lá dâu. Đối với tằm con trong giai đoạn vừa băng tằm sẽ có rất nhiều vấn đề cần cung cấp đủ về thức ăn cũng như các nguồn năng lượng khác để đảm bảo tằm phát triển một cách tốt nhất.
Cho tằm ngủ
Tằm ngừng ăn dâu, mình vàng và bóng là tằm ướng ngủ, lúc này ngừng cho ăn để mô tằm mỏng, sau khi tằm dậy đều thì cho ăn trở lại. Trong quá trình tằm ngủ đến khi tằm thức thì tiến hành rắc thuốc phòng bệnh
.
Thay phân và giản tằm
Thay phân cho tằm vào tuổi thứ 5 sau khi ăn và kết hợp với giản tằm : đặt lưới lên mô tằm, cho tằm ăn khoản 2 bữa thì nhắc lưới ra chỗ trống. Dọn phân chỗ vừa thay và thay chỗ tiếp theo bằng cách cuốn chiếu. Nếu nuôi tằm bằng dâu cành thì hoàn toàn không phải thay phân trong quá trình nuôi. Giản tằm bằng cách cứ mỗi bữa cho ăn thì trải lá dâu rộng hơn luống tằm từ 3-5cm lúc này tằm sẽ tự bò ra ăn và giãn khoảng cách. Trong quá trình cho ăn thấy chỗ nào dày, bốc tằm san sang chỗ còn trống.
Tằm chín lên né
Khi tằm chin bói có thể dùng thuốc kích thích để tằm chín bằng cách pha đều 1 ống thuốc phun đều trên lá dâu cho tằm ăn. Sau khi cho ăn nếu tằm ăn hết lá dâu vẫn tiếp tục phải cho tằm ăn lá dâu không phun thuốc cho đến hi tằm chín hết. Bắt tằm chín kịp thời, khi lên né để nhiệt độ tằm phù hợp để tăng tỉ lệ tơ.
Khi tằm chín đều thì vun tằm thành từng luống đặt né lên luống tằm để tằm tự động bò lên né. Sau đó dựng né nghiêng 25-25% để tằm bài thải nước tiểu đến khi tằm cố định vị trí bắt đầu nhả tơ, lúc này nghiêng né 70-75% hoặc rũ lưới lên trên mô tằm, sau khi tằm bò lên hết thì rũ tằm đều lên né.
Thu hoạch kén
Tằm chín từ 3-4 ngày thì bắt đầu hóa nhộng, lúc này tiến hành gỡ kén, sau đó mang đi phân loại kén tốt, kén xấu. Sau khi bắt tằm chín xong và tiến hành thu hoạch kén thì phân tằm được thu gom để mang đi ủ. Các dụng cụ, nền nhà được xử lý sạch sẽ, sau đó 2 đến 3 ngày thì bắt đầu rửa nhà bằng nước sạch. Quy trình nuôi tằm lấy tơ là một công việc đòi hỏi sự nghiêm túc trong công việc, để làm ra được những sợi tơ quả không dễ dàng chút nào.
Trên đây là toàn bộ quy trình nuôi tằm để lấy tơ làm ra vải lụa, nó rất khác với quá trình tạo sợi tổng hợp hay sợi Cotton để sản xuất áo thun đồng phục.
Một số câu hỏi thường gặp
1. Nuôi tằm vào các vụ nào ?
=>> Vụ tằm xuân, tằm hè và tằm thu.
2. Quy trình nuôi tằm lấy kén bao nhiêu bước ?
=>> Nuôi tằm – Ấp trứng – Băng tằm – Cho tằm ăn – Cho tằm ngủ – Thay phân và giản tằm – Tằm chín lên né – Thu hoạch kén –
3. Băng tằm là gì ?
=>> Là công việc cho tằm ăn đầu tiên khi tằm cắn vỏ trứng chui ra.
4. Thức ăn chính của tằm là gì ?
=>> Thức ăn chính của tằm là lá dâu nên, trong giai đoạn này thì cần hái lá dâu từ trên ngọn và lá dâu phải đảm bảo về độ sạch sẽ cũng như độ tươi của lá dâu
5. Thay phân tằm khi nào ?
=>> Thay phân cho tằm vào tuổi thứ 5 sau khi ăn và kết hợp với giản tằm