Vải tencel là gì ? Nên mua vải tencel cotton ở đâu

vải tencel

Hiện nay, trào lưu xanh và eco friendly đang trở thành một hiện tượng trên toàn cầu. Kéo theo đó, những chất liệu, sản phẩm thân thiện với môi trường cũng được sử dụng rất phổ biến. Một trong số đó, không thể không kể đến chất liệu vải Tencel. Vậy, điều gì khiến vải Tencel cotton trở nên phổ biến như vậy? Loại vải này có quy trình sản xuất như thế nào, ưu – nhược điểm ra sao, giá thành cao hay thấp, cách bảo quản là gì, được ứng dụng thế nào trong cuộc sống… Tất cả sẽ được mình giải đáp trong bài viết này. Xem ngay thôi nào !

Vải Tencel là gì ?

Được gọi với cái tên gọi khác là Lyocell. Đây là một loại vải sinh học được sản xuất từ những cây gỗ có hàm lượng Xenlulose cao như: tre, nứa, cọ, bạch đàn,… nên rất an toàn với con người, cũng như môi trường. Dĩ nhiên, vì có nguyên liệu nền tảng từ thiên nhiên nên vải cũng có những thuộc tính khá giống với một số loại vải phổ biến khác như cotton, lanh và gai.

Theo như những nguồn tin thân cận, vào những năm 1980, sợi Tencel bắt đầu được phát triển bởi công ty Courtaulds Fibers ở Coventry (Anh). Khoảng 10 năm sau đó, loại vải này bắt đầu được phổ biến theo hướng thương mại hóa.

Từ đó trở đi, loại vải này trở nên phổ biến hơn, song giá trị của nó vẫn không hề thay đổi. Và, bạn có biết không, vật liệu vải Tencel cũng góp công lớn để gây dựng tập đoàn Lenzing AG – một trong những tập đoàn chuyên vải vóc lớn trên thế giới hiện nay đấy! Ngày nay, với những đặc tính nổi bật của mình, Tencel chủ yếu được dùng để may đồng phục thể thao, quần áo mùa hè và sản xuất chăn ga gối đệm…

>> Tham khảo thêm bài viết: Vải Modal là gì ? So sánh điểm khác và giống nhau giữa vải modal và Tencel

Chất liệu vải tencel là gì
Chất liệu vải tencel là gì

Quy trình sản xuất, cung cấp vải Tencel

Vải Tencel được xem là “chất liệu xanh” một phần là nhờ quá trình sản xuất khép kín, an toàn với môi trường và không lãng phí dung môi. Cụ thể là:

Bước 1: Vụn gỗ được làm ướt và hòa tan dung môi hữu cơ. Dành cho những bạn chưa biết, dung môi hữu cơ này được làm từ dầu mỏ, nhưng do quá trình sản xuất khép kín nên nó được tái sử dụng liên tục.

Bước 2: Sau khi vụn gỗ hóa lỏng hoàn toàn, sẽ được ép đùn qua các lỗ nhỏ để tạo ra các sợi tơ.

Bước 3:Chuyển sợi tơ sang khu vực chuyên dụng và tiến hành loại bỏ các oxit amin ra khỏi sợi vải.

Bước 4: Cuối cùng, rửa sạch sợi và sấy khô rồi cuộn thành những cuộn lớn để dệt thành vải.

Quy trình sản xuất, cung cấp vải tencel
Quy trình sản xuất, cung cấp vải tencel

Ưu nhược điểm của  các loại vải tencel

Ưu điểm Tencel 40s, 60s là gì ?

  • Khả năng thấm hút nhanh chóng:  Khả năng này giúp các sản phẩm của vải Tencel không bị tích tụ mùi hôi, thoáng khí nhanh chóng. Đối với những sản phẩm là quần áo, nó sẽ mang đến cho người mặc cảm giác thoáng mát, dễ chịu, hạn chế được mùi hôi cơ thể.
  • Độ bền tương đối tốt, chịu được sự mài mòn:  Điều này khiến chất liệu này được ứng dụng để sản xuất chăn ga gối đệm cao cấp.
  • An toàn với sức khỏe con người:  Do có nền tảng chất liệu từ thiên nhiên nên vải rất an toàn với con người. Chất liệu này hoàn toàn không làm xảy ra hiện tượng gây kích ứng da, nên cực kỳ phù hợp với những người có làn da mẫn cảm. Ngoài ra, những sản phẩm nệm, gối, chăn làm từ chất liệu này cũng mang lại cho con người những giấc ngủ tốt nhất.
Ưu điểm của tencel 40s, 60s
Ưu điểm của tencel 40s, 60s
  • Thân thiện với môi trường:  Giống như những chất liệu làm từ thiên nhiên khác, vải có khả năng phân hủy trong đất nên không gây ô nhiễm sinh thái. Không chỉ vậy, quá trình sản xuất cũng vô cùng an toàn với môi trường. Vì được sản xuất khép kín nên các dung môi sẽ được tái chế nhiều lần với tốc độ thu hồi là 99,5%.Các chất thải được thải ra cũng bị phân hủy tự nhiên hoặc xử lý sinh học ngay tại chỗ. Chính vì vậy, từ khâu sản xuất đến tiêu dùng, vải đều rất thân thiện với môi trường.
  • Hạn chế được vi khuẩn, nấm mốc phát triển: Theo một nghiên cứu thực tiễn cho thấy, số lượng vi khuẩn phát triển trên vải Tencel ít hơn nhiều so với những sợi thông thường khác. Cụ thể là giảm số lượng vi khuẩn xuống 2000 lần so với vải sợi tổng hợp.
  • Khắc phục được những nhược điểm của vải Cotton:  Đây chính là điều khiến chất liệu vải Tencel trở thành đối thủ hàng đầu của vải Cotton. Đặc điểm nổi bật của vải chính là khả năng khô nhanh và không bị nhăn nhúm hay co rút sau khi giặt. Với điều này, vải Cotton đang còn khá hạn chế.
  • Màu sắc đa dạng: Nhờ khả năng hấp thụ tốt, người ta có thể dễ dàng nhuộm với nhiều màu sắc khác nhau để giúp vải trở nên bắt mắt, đáp ứng thị yếu của người tiêu dùng.
Màu sắc đa dạng của vải tencel
Màu sắc đa dạng của vải tencel

Nhược điểm khi mua vải tencel

  • Giá thành cao:  Nếu so sánh với vải Cotton và một số loại vải khác, giá vải Tencel có phần nhỉnh hơn. Ở thị trường Việt Nam hiện nay, mức giá cho khổ vải 2,5m nằm ở mức 150.000 – 200.000 VNĐ. Khi mua vải Tencel bạn cũng nên lưu ý lựa chọn những nhà cung cấp vải uy tín. Hiện nay bạn có thể thấy vải tencel được mua nhiềucác khu chợ vải giá sỉ tốt nhất sài gòn như Soái Kình Lâm, Kim Biên,…
  • Cần phải khai thác nguồn nguyên liệu hợp lý: Vì có chất liệu từ thiên nhiên, nên phải sản xuất vải Tencel với sản lượng hợp lý, tránh khai thác quá đà gây mất cân bằng hệ sinh thái.
  • Dễ bị tác động bởi nhiệt độ cao: Nhiệt độ có thể khiến vải bị co lại và rất dễ bị mủn, khiến chất liệu vải bị ảnh hưởng.
Giá bán vải tencel
Giá bán vải tencel

Cách bảo quản vải

  • Đối với những sản phẩm chăn ga gối đệm làm từ Tencel, bạn cần vệ sinh thường xuyên: vỏ gối nên giặt 1 lần/tuần, vỏ chăn 1 lần/2 – 3 tuần.
  • Nên sử dụng những loại chất tẩy trung tính, độ kiềm trung bình để tránh khiến màu vải trở nên loang lổ, phai mờ.
  • Trong lần giặt đầu tiên, chỉ nên giặt bằng nước lạnh và không dùng bột giặt hay chất tẩy rửa nào. Khi phơi vải, nên chọn những nơi thoáng mát, hạn chế ánh sáng mặt trời.
  • Bảo quản những sản phẩm từ vải ở những nơi khô ráo, thoáng máy để hạn chế sự xâm nhập của nấm mốc, vi khuẩn.
Cách bảo quản vải tencel
Cách bảo quản vải tencel

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về vải Tencel. Có lẽ, với những chia sẻ của mình, các bạn sẽ có lời giải đáp cho câu hỏi: Vì sao vải Tencel lại ngày càng trở thành đối thủ “đáng gờm với vải Cotton? 

Một số câu hỏi thường gặp

1. Vải Tencel là gì ?

=>> Là một loại vải sinh học được tạo ra từ sợi thân cây gỗ có hàm lượng Xelulose cao như tre, bạch đàn…

2. Quy trình sản xuất vải Tencel ?

=>> Xử lý vật liệu – tách xơ – xử lý loại bỏ các oxit – rửa sợi – dệt vải

3. Ưu điểm của vải ?

=>> Khả năng thấm hút ca – Độ bên tốt – An toàn sức khỏe…

4. Nhược điểm của vải ?

=>> Giá cao – dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ

5. Vải Tencel xuất hiện khi nào ?

=>> Vải bắt đầu được sản xuất ra từ năm 1980 bởi công ty Courtaulbs Fibers ở Anh.

08.6789.9968

088.666.9968