Kinh nghiệm khám phá về làng lụa Vạn Phúc

Giới thiệu về làng Vạn Phúc

Núp dưới bóng hình cổ kính với cây đa, giếng nước, sân đình,… làng lụa Vạn Phúc luôn mang trong mình những vẻ đẹp của một làng nghề truyền thống nghìn năm tuổi.

Hiện nay, ngôi làng này đang từng bước trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến với vùng đất Hà thành.

Vậy, nếu bạn đang có dự định đi đến làng Vạn Phúc, hay ít nhất là muốn tìm hiểu về ngôi làng lụa này, thì Welcome, bài viết này chính là dành cho bạn!

Đôi nét giới thiệu về làng lụa Vạn Phúc

Làng lụa Vạn Phúc còn có tên gọi khác là Làng lụa Hà Đông. Ngôi làng này nằm ngay bên bờ sông Nhuệ, thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội 10km. Nếu bạn đang tìm cách đến làng Vạn Phúc bằng xe máy thì nên chạy theo hướng dẫn sau: Trung tâm thành phố – Nguyễn Trãi – Lê Văn Lương – Tố Hữu. Còn nếu hơi “mù đường” ở Hà Nội thì bạn cũng có thể nhờ đến sự trợ giúp của “Googl Map”.

Theo như thư tịch cổ, một số tài liệu và di vật cổ còn lưu lại, người ta cho rằng: vùng đất này được tạo lập từ năm 865 SCN, và nghề dệt vải lụa đã ra đời cách đây hơn 1000 năm về trước.

Xưa kia, Làng Vạn Phúc còn có tên là Vạn Bảo, do kỵ húy với nhà Nguyễn nên đổi thành cái tên như bây giờ. Trải qua các giai đoạn phát triển, lụa Vạn Phúc dần khẳng định được danh tiếng và chất lượng. Đặc biệt, loại lụa ở đây từng được chọn để may trang phục triều đình và rất được ưa chuộng dưới triều nhà Nguyễn. Từ vua Khải Định đến Bảo Đại đều là những “tín đồ” thứ thiệt của loại vải thượng hạng này.

Làng lụa Vạn Phúc 2020
Làng lụa Vạn Phúc 2020

Lụa Vạn Phúc được giới thiệu lần đầu ra thị trường quốc tế qua các hội chợ Marseille (1931) và Paris (1932) và được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng đất Đông Dương. Từ năm 1958, lụa được xuất khẩu sang các nước Đông Âu và dần mở rộng ra trên thị trường thế giới, thu về nguồn ngoại tệ không nhỏ cho Việt Nam.

Theo thống kê năm 2009, làng Vạn Phúc có khoảng 1000 khung dệt. Còn hiện nay, ngôi làng này có gần 800 hộ gia đình theo nghề dệt, chiếm gần 60% các hộ sinh sống ở đây. Trung bình mỗi năm, làng sản xuất ra khoảng 2,5 – 3 triệu mét vuông vải cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước, chiếm 63% doanh thu của toàn bộ làng nghề.

Tơ lụa Vạn Phúc có nhiều mẫu mã đa dạng với khoảng 70 loại the, gấm, lụa, lĩnh cùng nhiều tên gọi mỹ miều khác nhau như: long phượng, băng hoa, tứ quế,… Trong số đó, nổi tiếng nhất là loại lụa Vân mà nổi bật là lụa vân quế hồng diệplụa vân lưỡng long song phượng. Với chất lượng tơ lụa cũng như nét đẹp thân thương của vùng đất và con người nơi đây, mình tin chắc rằng làng lụa Vạn Phúc sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Làng lụa Vạn Phúc 2020:

Ngày nay, làng lụa Vạn Phúc đã mang dáng vẻ khang trang, nhộn nhịp với cửa hàng lụa mọc lên san sát, tấp nập người mua kẻ bán và du khách tham quan. Song, không vì vậy mà làng mất đi vẻ cổ kính vốn có. Vẫn còn đó trong làng những cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình cùng truyền thống văn hóa có từ lâu đời. Bên cạnh đó, người dân làng Vạn Phúc đã biết liên kết với nhau trong công việc, tạo thành một dây chuyền sản xuất.

Ngoài ra, họ cũng đón những du khách vào tham quan những quy trình để sản xuất được tơ lụa. Qua đó, thu được nguồn lợi từ du lịch to lớn. Trải qua thời gian dài phát triển, hoa văn trên lụa vẫn giữ được những nét đẹp đầy tinh xảo, khéo léo và giàu tính thẩm mỹ. Đặc biệt, lụa của làng được dệt từ 100% sợi tơ tự nhiên, đảm bảo không có một sợi tổng hợp nào điều này tạo nên vẻ đẹp vô cùng thượng hạng và cao cấp.

Song, gần đây, lụa Vạn Phúc đang bị mất uy tín rất nhiều do sự trà trộn của những loại lụa Trung Quốc kém chất lượng. Thế nhưng, ban lãnh đạo các cấp ở Hà Nội đang quyết liệt rà soát để giảm thiểu tình trạng này.

Lụa tơ tằm vạn phúc
Lụa tơ tằm vạn phúc

Review làng lụa Vạn Phúc, Hà Nội

Ngoài những gian hàng lụa nhộn nhịp đầy màu sắc, làng lụa Vạn Phúc còn thu hút các bạn trẻ bởi những vẻ đẹp tuyệt vời khác, đặc biệt là con đường ô dù. Thường thì trước khi diễn ra lễ hội vài ngày, người dân trong làng lại trên những chiếc ô dù đầy màu sắc với tần số dày đặc để du khách “check in” được những bức hình đẹp nhất..

Không chỉ mang ý nghĩa thẩm mỹ, những chiếc ô này còn tượng trưng cho những tấm vải nhiều màu sắc, tạo nên điểm nhấn đặc biệt cho ngôi làng này. Ngoài ra, làng Vạn Phúc còn được trang hoàng bởi nhiều vẻ đẹp khác nữa. Đặc biệt là những bức tranh bích họa được các cán bộ nhân viên phường thực hiện ở khu vực trung tâm làng nghề. Đó cũng là “cục nam châm” thu hút các “tín đồ sống ảo”.

Kinh nghiệm thăm quan làng lụa Hà Đông
Kinh nghiệm thăm quan làng lụa Hà Đông

Lễ hội ở làng lụa Vạn Phúc:

Nên tìm về làng Vạn Phúc vào thời điểm lễ hội nhộn nhịp diễn ra từ mùng 8/11 đến 17/11 hàng năm. Lễ hội gồm 3 phần chính là: phần lễ, phần hội và phần quảng bá. Hòa vào không khí lễ hội là một cảnh sắc trang trí vô cùng lộng lẫy và tràn đầy màu sắc. Những con đường ô nổi bật hiện lên cùng những gian hàng lụa, tạo nên một khung cảnh vô cùng tuyệt vời.

Lễ hội đẹp nhất là về đêm, khi những ánh đèn vàng hòa cùng sắc màu lễ hội, khiến ta tưởng như đây là một “Hội An thu nhỏ”. Vào các thời điểm khác trong năm, các bạn có thể đến đây để trải nghiệm quy trình dệt tơ lụa từ A đến Z. Ta sẽ biết được sợi tơ tằm được lấy như thế nào, chọn tơ, hồ sợi và dệt ra sao,… Người dân nơi đây sẽ nhiệt tình chỉ dẫn cho bạn công việc truyền thống này.

Ngoài ta, các bạn còn có thể đi tham quan những xưởng dệt từ lâu đời với những máy dệt, khung tơ còn sót lại. Qua đó, ta sẽ hiểu hơn về nét văn hóa của làng nghề dệt lụa truyền thống này.

Lễ hội ở làng lụa Vạn Phúc
Lễ hội ở làng lụa Vạn Phúc

Kinh nghiệm “đu đưa” ở làng lụa Vạn Phúc

Định sẵn món đồ bạn sẽ mua

Vì các mặt hàng ở làng lụa Vạn phúc vô cùng đa dạng và phong phú nên bạn rất dễ gặp 2 vấn đề bất cập sau: mua đồ tràn lan hoặc phân vân không biết mua gì. Chính vì vậy, nếu có dự định mua hàng ở đây, bạn nên định sẵn món đồ định mua ngay từ đầu, tránh tình trạng “thích cái nọ, xọ cái kia”. Bạn nên tìm một người đồng hành đáng tin cậy và có kinh nghiệm mua hàng ở làng Lụa Vạn Phúc để bản thân khỏi phải gặp những chuyện không hay nhé.

Lên kế hoạch cho lịch trình tham quan

Làng lụa Vạn Phúc có rất nhiều địa điểm để bạn tham quan. Chính vì vậy, để không bỏ sót những địa điểm đẹp, những điều hay ho lý thú, hãy tìm hiểu về những địa điểm tham quan ở đây và lên kế hoạch “đu đưa” thật cụ thể.

Chuẩn bị đồ ăn

Thực tế, ở làng lụa Vạn Phúc, bạn có thể dễ dàng tìm được những quán ăn cho mình. Song, Hầu hết các quán ở đây lại chỉ bán đồ ăn vặt, giá thành lại cũng khá đắt, nên tốt nhất là bạn nên chuẩn bị một balo đầy thức ăn để tránh bị đói trong cuộc hành trình nhé!

Tham khảo giá

Các mặt hàng ở đây thì có kể đến “nghìn lẻ một đêm” cũng không hết. Và hầu hết chúng đều có sức hấp dẫn mãnh liệt đối với người đối diện. Chính vì vậy, hãy tham khảo mức giá ở một vài cửa hàng để tránh “vung tiền quá trán”. Theo kinh nghiệm của những người từng mua hàng ở đây truyền lại thì giá ở chợ lụa Vạn Phúc không chênh lệch nhau quá nhiều. Các mặt hàng thường chỉ nằm ở mức 100.000 – 500.000 VNĐ. Song, bạn cũng có thể trả giá thấp xuống tùy từng loại hàng, tất nhiên là nếu người bán dễ tính.

Du lịch làng lục vạn phúc vào dịp lễ
Du lịch làng lục vạn phúc vào dịp lễ

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về làng lụa Vạn Phúc mà các bạn nên biết. Hy vọng rằng, qua những chia sẻ của mình, các bạn sẽ có cái nhìn toàn diện nhất về làng nghề dệt lụa truyền thống này !

Một số câu hỏi thường gặp

1. Nên đến làng lụa vạn phúc khi nào ?

=>> Bạn có thể tìm đến đây vào dịp lễ hội từ ngày 8/11 đến 17/11 hàng năm.

2. Muốn tham quan làng lụa cần làm gì ?

=>> Lựa chọn sẵn món đồ sẽ mua, lên kế hoạch tham quan, chuẩn bị đồ ăn uống, tham khảo giá cả.

3. Tên gọi khác của làng lụa vạn phúc là gì ?

=>> Còn có tên gọi là Làng Lụa Hà Đông.

4. Đường đi đến làng lụa Vạn Phúc như thế nào ?

=>> Bắt đầu từ trung tâm thành phố  đến Nguyễn Trãi – Đi tiếp Lê Văn Lượng – Cuối cùng điểm đến của bạn nằm trên đường Tố Hữu

08.6789.9968

088.666.9968