Chào bạn ! Khi bạn click vào trang này thì tôi tin rằng bạn đang cần tìm hiểu về một loại vải đặc biết với tên gọi là vải địa kỹ thuật đúng không ? Nếu bạn đang cần tìm hiểu về loại vải này thì Atlan tin rằng đây chính là bài viết dành cho bạn. Còn nếu bạn chỉ tình cờ ghé vào vài biết này của Atlan thì tôi nghĩ bạn cũng nên xem qua để bổ sung cho mình thêm những kiến thực đặc biệt về vải. Về đặc điểm và tính chất của nó không phải ai cũng biết..
Vải địa kỹ thuật là loại vải gì ?
Là loại vải được sản xuất từ các loại sợi PP ( Polypropylene ) hoặc sợi PE ( Polyester). Vải được sản xuất nhàm mục đích phục vụ cho lĩnh vực giao thông, thủy lợi, hoặc là môi trường. Sợi PE bên cạnh sử dụng để làm vải địa kĩa thuật nó còn được sử dụng để làm vải tổng hợp chuyên sản xuất áo thun đồng phục cho các doanh nghiệp. Vải địa kỹ thuật một phần cũng được làm từ vải không dệt.
Cấu tạo đặc biệt của vải kỹ thuật
Dựa theo hợp chất cấu tạo của vải mà nó sẽ có tính chất lý hóa khác nhau. Vì là một nhóm nhỏ của vải không dệt nên nó cũng được làm từ dầu mỏ hoặc là làm từ Polymer ( Trong Polymer chia thành hai loại là Polyester và Polypropylene ) Vải thường sẽ có độ co giãn cao, độ thấm nước, sức chịu kéo tốt…
Bên cạnh được làm từ nhóm vải vải không dệt thì vải địa kỹ thuật còn được làm từ những nhóm khác. Phổ biến nhất thì vải được chia thành 3 nhóm dựa theo cấu tạo của từng nhóm sợi khác nhau:
- Nhóm dệt: Cũng giống như các loại vải thông thường nó cũng được dệt ngang dọc từ các sợi PP.
- Nhóm không dệt: Tương tự như vải không dệt thì các sợi ngắn và sợi dài liên tục được liên kết với nhau dựa vào phương phép ép nhiệt, ép dính hoặc là cơ
- Nhóm vải kết hợp: Kết hợp hai loại trên với nha bằng cách bó sợi chịu lực lên trên nền của vải không dệt làm như vậy nó sẽ có đầy đủ tính năng của cả hai nhóm trên. ( Bó sợi chịu lực được làm từ nhóm dệt )
=>> Có thể bạn quan tâm:
> Vải không dệt là gì ? Đặc điểm của vải không dệt
> Vải sợi tổng hợp là gì ? Ưu nhược điểm của sợi nhân tạo
Chức năng của vải trong kỹ thuật
Có chức năng phân cách:
Sử dụng vải kỹ thuật để ngăn cách sự pha trộn giữa đất yếu và nền đường, không cho đất yếu trộn lẫn với cốt liệu xây dựng để đảm bảo chất lượng của vật liệu xây dựng. Phân cách, ngăn ngừa sự hao tổn của đất đắp nhằm tiết kiệm chi phí.
Chức năng gia cường:
Bên cạnh chức năng phân cách vì vải có tính chịu kéo theo phương ngang tốt nên được sử dụng phổ biến trong công tác xây dựng đê đập để nhằm giữ chức năng gia cường thêm khả năng chống trượt theo phương ngang nhằm ổn định cho mái dốc.
Có một số công ty xây dựng cầu đường cũng thường xuyên sử dụng vải kỹ thuật để sử dụng làm vật liệu chịu lực. Nhưng theo thực tế thì các phương tiện di chuyển trên đường thường sẽ chịu lực theo phương dọc gồm lực tập trục của phương tiên, lực tập trung của hàng, lực hút của trái đất… Lực của gia tốc trọng trường và lực tác động từ gió chiếm tỉ trọng nhỏ không đáng kể. Còn vải khi sản xuất đa phần chịu lực kéo giãn theo phương ngang nên khả năng chịu tải của nó không cao, đa phần khi làm được thì nó chỉ có tác dụng phân cách là chủ yếu.
Chức năng tiêu thoát/lọc
Loại vải địa kỹ thuật được làm từ nhóm dệt thường sẽ có tính thấm nước tương đối lớn vì vậy nó thường được sử dục để tiêu thoát nhanh chóng lượng nước lỗ rỗng thặng dư bị chịu lực trong quá trình thi công công trình và từ đó làm cho lớp nền yếu sẽ được gia cố thêm đáng kể.
Khi sản xuất loại vải này phải lưu ý về độ hở của vải, không được quá lớn để đất cát đi qua nhưng cũng không được quá nhỏ vì phải đảm bảo đủ độ thấm hút của nước.
Ứng dụng và lợi ích của vải
- Làm tăng độ bền và tính ổn định của lớp đất yếu
- Che chắn bề mặt các vách bờ.
- Gia cố nền đất
- Hạ thấp mực nước ngầm.
- Giảm chiều sâu đào của các lớp đất yếu.
- Giảm độ dốc mái lớp đất yếu.
- Giữ được tốc độ lún đều của các lớp đất.
- Kéo dài tuổi thọ công trình
Tiêu chuẩn thiết kế theo quy chuẩn quốc tế
Để đảm bảo trong quá trình sử dụng vải không bị chọc thủng thì người ta thường tính toán các yếu tố sau:
- Chiều dày lớp đất đắp trên bề mặt vải phải được tính toán sao cho phù hợp với chỉ số CBR của lớp đất bên dưới vải.
- Tỉ lệ số lượng xuất hiện của các vật cứng đá, sỏi…. trong lớp đất đắp.
- Các áp lực của vật liệu thi công
Công thức để tính toán lực kháng xuyên của vải.
- Fvert=π.dh.hh.P
Trong đó:
- dh = đường kính trung bình của lỗ thủng.
- hh = độ lún xuyên thủng lấy bằng dh.
- P = áp lực do tải trọng bánh xe tác dụng ở cao trình lớp vải.
Vải thường sẽ được sản xuất theo hai nhóm là vải có độ bề cao H, và độ bền trung bình M. Dựa theo sự tính toán về các chỉ số trên để lựa chọn ra loại vải phù hợp với công trình.
Quy tình thi công vải địa kỹ thuật
Bước 1: Chuẩn bị nền đương: Dọn
sạch nề đường, gốc rễ cây và đảm bảo độ thoát nước.
Bước 2: Trải vải địa kỹ thuật: Tùy vào sức chịu đựng của đất mà chúng ta trải cho phù hợp.
Thông số sức chịu đựng của đất:
Sức chịu lực của đất:
CBR | Vải không khâu | Vải khâu |
< 1 | 120 cm | 22 cm |
1 – 2 | 91 cm | 15 cm |
2 – 3 | 76 cm | 8 cm |
>3 | 60 cm | 8 cm |
Bước 3: Trải, cán đá dăm hoặc đá sỏi.
Phương pháp thí nghiệm vải địa kỹ thuật
Sau khi sản xuất xong có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để kiểm tra về các yêu cầu của vải cần có:
- Khối lượng riêng: ASTM D-3776 (đơn vị:g/m2)
- Chiều dày vải: ASTM D-5199 (đơn vị: mm)
- Lực chịu kéo: ASTM D-4632 (đơn vị: KN)
- Lực kéo giãn dài: ASTM D-4632(đơn vị: %)
- Hệ số CBR: ASTM D-6241 hoặc Bs 6906-Part4 (đơn vị:N)
- Kích thước lỗ: ASTM D-4751 (đơn vị: mm)
- Hệ số thấm hút: ASTM D-4491 hoặc BS 6906/4 (đơn vị: x10-4 m/s)
Một số câu hỏi thường gặp
1, Vải kỹ thuật là gì ?
=>> Là loại vải được sản xuất từ các loại sợi PP ( Polypropylene ) hoặc sợi PE ( Polyester)
2, Các nhóm vải địa kỹ thuật phổ biến ?
=>> Nhóm dệt, nhóm không dệt và nhóm vải kết hợp.
3, Ứng dụng của vải là gì ?
=>> Dùng để phân cách, gia cường, tiêu thoát/lọc,
4, Quy trình thi cổng vải ?
=>> Chuẩn bị nề đường – Trải vải địa kỹ thuật.
5, Một số phương pháp thí nghiệm vải địa kỹ thuật ?
=>> Khối lượng riêng, chiều dày vải, lực chịu kéo, hệ số CBR…